Đón Bằng công nhận Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại | |||
Thứ Ba, 25/01/2011 - 9:16 AM
| |||
Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) do UNESCO trao, được tổ chức trọng thể hôm nay (22/1), tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Lễ hội độc đáo này chứa đựng những sáng tạo mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới.
Hàng năm, Hội Gióng được tổ chức ở nhiều địa điểm thuộc địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận, trong đó tâm điểm là Hội Gióng đền Sóc (nơi Thánh Gióng bay về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch, với các nghi lễ rước hương hoa oản phẩm, giò hoa tre, voi chiến, cầu húc…
Hội Gióng đền Phù Đổng (nơi sinh Thánh Gióng) diễn ra vào ngày 8 và 9/4 âm lịch như một kịch trường sống động, nổi bật với các màn diễn xướng dân gian đặc sắc, các đoàn rước, các trận đánh ước lệ ở bãi Đống Đàm, Soi Bia…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) được Tổ chức giáo dục văn hóa khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã trở thành Di sản văn hoá của nhân loại trong 213 di sản văn hoá phi vật thể của các quốc gia trên thế giới. Vinh dự này trước hết thuộc về các thế hệ tiền nhân đã sáng tạo, dựng xây để lại cho thế hệ hôm nay những di sản vô giá; thuộc về cộng đồng các người dân ở các làng quê huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thường Tín và quận Long Biên hàng trăm năm qua đã trân trọng gìn giữ, bảo tồn các di tích, truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ hội phụng thờ Thánh Gióng.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã trao bằng của UNESCO ghi danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cho thành phố Hà Nội.
Theo bản đánh giá của UNESCO về Hội Gióng do Bà Katherine Muller-Marin trình bày, Hội Gióng ăn sâu trong đời sống của các cộng đồng dân cư vùng châu thổ sông Hồng như một phần bản sắc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một dòng chảy liên tục.
Việc ghi danh Hội Gióng vào danh sách Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp phần thúc đẩy tính sáng tạo của con người và thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hoá, góp phần quảng bá di sản văn hoá phi vật thể nói chung.
Hỗ trợ cộng đồng phục hồi đầy đủ Hội Gióng
Tại buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố chương trình hành động Quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hội Gióng giai đoạn 2011-2015.
Chương trình có các nội dung: hoàn thiện kết quả kiểm kê khoa học của Hội Gióng, cập nhật hàng năm; xây dựng chính sách ưu đãi với những người thực hành lễ hội Thánh Gióng (các ông hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu tiểu hổ, cô tướng…) ở các huyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và quận Long Biên; sưu tập phân loại, dịch ra chữ Quốc ngữ các văn bia, thần tích, sắc phong liên quan tới Thánh Gióng.
Cùng với đó, Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện cho Ban quản lý di tích đền Phù Đổng, Trung tâm du lịch di tích đền Sóc và cộng đồng các địa phương tổ chức Hội Gióng như tập quán lâu nay, ngăn ngừa xu hướng thương mại hoá và sân khấu hoá lễ hội; hỗ trợ cộng đồng phục hồi đầy đủ Hội Gióng ở các làng của huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thường Tín; bảo tồn tôn tạo những di sản vật thể ở đền Phù Đổng, đền Sóc và các di tích liên quan đến Thánh Gióng ở các làng xã của Hà Nội.
Chương trình cũng đề cập đến việc hỗ trợ cộng đồng tổ chức các nghi lễ, trò diễn của Hội Gióng; đưa công nghệ thông tin phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản; cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy về truyền thuyết Thành Gióng và Hội Gióng trong trường phổ thông và đại học; mở chuyên mục tuyên về Hội Gióng từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch hàng năm; khuyến khích hỗ trợ cộng đồng xây dựng trang Web về Hội Gióng để phát triển du lịch bền vững…
Cùng với Hoàng Thành Thăng Long, Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu, Hội Gióng là di sản thứ 3 của TP.Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010, năm kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
|
Ai về Phù Đổng Thiên Vương
Thủ đô Hà Nội theo đường Bắc Ninh
Một vùng Kinh Bắc hữu tình
Nơi làn quan họ “duyên mình duyên ta”
Quê hương Phù Đổng mọi nhà
Niềm vui còn mãi ngợi ca quê mình
Trẻ em Phù Đổng đẹp xinh
Thanh niên Phù Đổng quê mình sức trai
Có bao nhiêu bậc anh tài
Có khu đền Gióng trong ngoài đẹp thay
Hôm nay hội tụ về đây
Cả quê hương có một ngày chung vui
Bằng di sản đã nhận rồi
Quê hương Phù Đổng rạng ngời mai sau
Hội khoẻ Phù Đổng nơi đâu
Cái tên mãi mãi khắc sâu trong đời
Thanh niên tuổi trẻ muôn nơi
Vung gươm mở cõi xứng người Rồng Tiên
Niềm vui gửi tặng mọi miền
Nụ cười bày tỏ nỗi niềm trao nhau
Đức Thánh Gióng ở nơi đâu
Rồng Tiên đất Việt cùng nhau tìm về
Vui thay cả một miền quê
Vui mừng di sản thuộc về quê ta
Gió đông Kinh Bắc hiền hoà
Sông Cầu Sông Đuống bên ta ngàn đời
Còn đây di tích muôn nơi
Nén hương phản phất ấm người khách xa
Ai về Kinh Bắc quê ta
Miếng trầu cánh phượng làm quà mời nhau
Mình về mình lắm tay ta
Cùng nhau vui nở bài ca chúc mừng
Thủ đô xuân đến cờ hồng
Cành đào nở sớm ấm lòng tri âm
Năm mới Tân Mão sắp đến , em chúc anh và gia đình sức khoẻ dồi dào , vui vẻ , may mắn , an khang và hạnh phúc nhé !
con tim nhỏ xinh
Vì mưa thức giấc
rung rinh thẹn thùng
Cuối trời
trăng khuyết rưng rưng
Nàng thơ duyên dáng
nguyện cùng sánh đôi...
Tối vui nhé
chúc anh năm mới mạnh khỏe nha. lnao rảnh ghé nhà em chơi nha
Chúc anh luôn vui vẻ,hạnh phúc!