Chùa Phật Tích nằm trên sườn nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên) thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, xã Phật Tích đã nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu - Luy Lâu). Và nhà sư Ấn Độ Khâu-đà-la đã về đây dựng chùa và truyền đạo. Nhưng phải đến đời Lý (1010-1225) thì chùa Phật Tích mới được xây dựng với qui mô lớn. Chùa Phật Tích được triều Lý ưu ái đặc biệt bởi nó nằm trong vùng văn hóa lâu đời của xứ Kinh Bắc, quê hương của vua Lý.
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.
Vì Phật Tích là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng và là nơi cảnh quan tươi đẹp lại gắn với hàng loạt những câu chuyện huyền thoại, nên các vua Lý và sau này là các vua Trần thường xuyên lui tới thăm viếng. Năm 1071, Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 mét, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích, bà Ỷ Lan có vai trò đặc biệt quan trọng. Để ghi nhận công lao của bà, ở thôn Vĩnh Phú lập đền thờ bà gọi là đền bà Tấm.
Sang thời Trần, Phật Tích vẫn là ngôi chùa lớn, một đại danh thắng. Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ). Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.
Trải qua thời gian, chùa Phật Tích bị tàn phá nặng nề. Vào thời Lê, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, đầu rồng và tay rồng với tới trời sao". Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này. Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền. Phía sau chùa là khu vườn tháp gồm 39 ngọn xây bằng gạch và bằng đá (nay còn 34 ngọn).
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá, hư hỏng nhiều. Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, Nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử - văn hóa. Sau đó nhân dân trồng phía sau chùa một khu rừng với trên một vạn cây thông và cây bạch đàn, và trồng ở trước cửa chùa vườn cây ăn quả. Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ, và 7 gian nhà thờ Mẫu.
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ...
Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá. Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Tượng người chim đánh trống, một nhân vật thần thoại, thể hiện ước mơ thoát tục và khát vọng vươn tới của con người. Đặc biệt, phía trước chùa Phật Tích có một hàng thú 10 con: tê giác, trâu, voi, sư tử, ngựa... to lớn. Tất cả các di vật cổ bằng đá nói trên đều là những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân dựng chùa buổi đầu tiên với những nét rất đặc trưng cho thời Lý.
Nằm trên sườn núi, xung quanh là rừng thông và vườn cây trái, chùa Phật Tích mang những nét huyền bí và thật thơ mộng. Chùa lại là một trung tâm Phật giáo thịnh vượng, là công trình văn hóa quý quá và đặc biệt là nằm trong vùng văn hiến Kinh Bắc lâu đời nên chùa Phật Tích đã thu hút được bà con trong vùng và du khách thập phương
|
Thăm chùa khấn phật "tần ngần"cầu duyên
Mang theo bạn gái thuyền quyên
Dắt tay hai bạn đi lên cửa thiền
Ghé tai phật bảo đẹp duyên
Nhà cua-nhà dáng nối liền dây tơ
xin đừng so đọ vu vơ
đồi cao-núi thấp ngẩn ngơ có ngày...
ghé thăm bạn có mấy vần thơ vui tặng bạn ngày xuân.chúc bạn cùng gia đình năm mới an lành,may mắn fvà hạnh phúc thật nhiều.
Tài xế bắt chuyện:
- Ông đi chuyến bay nào?
- 386 đi Paris!
- Ồ, vậy thì việc gì phải gấp, radio đã thông báo là chuyến bay này bị hoãn rồi! – ông tài xế tỏ ra sành sỏi việc nắm bắt thông tin.
- Khỉ ạ! Nhanh lên, tôi là phi công chuyến bay đó!
Thật thư thái biết bao
Miền Nam không ngại ... ghé chơi thăm nhà
Tặng cho cô giáo " Sắp già"
Món quà tình nghĩa đậm đà tình thương
Cảm ơn Cua nhiều nha: Chúc gia đình cua năm mới dồi dào sức khỏe , hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, thành công trong mọi việc